Sự nghiệp Baba Amte

Trong các hoạt động của mình, Baba Amte phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mahatma Gandhi. Ông không chỉ tiếp thu những triết lý của Mahatma, mà còn chấp nhận quan điểm chống bất công xã hội và phục vụ giai cấp nghèo khó của Mahatma. Baba Amte đã bỏ bộ trang phục luật sư sang trọng của mình để làm cùng những người nhặt đồ phế thải, quét rác một thời gian dài ở quận Chandrapura. Ông còn dũng cảm tham gia biểu tình phản đối những người Anh thuộc gia cấp thống trị lúc đó không tôn trọng phụ nữ, và Mahatma Gandhi đã trao tặng Baba danh hiệu Abhay Sadhak.

Sau đó, Baba tập trung vào việc cứu giúp những người mắc bệnh phong và dành hầu hết phần đời còn lại của mình để xây dựng các cơ sở điều trị, cung cấp thuốc men và tuyên truyền nhận thức đúng đắn của xã hội đối với căn bệnh này. Để làm tốt hơn công việc này, Baba đã theo học một khóa nghiên cứu tìm hiểu và điều trị bệnh phong tại Trường Y học Nhiệt đới Calcutta. Sau đó, ông cùng với vợ và hai con trai của mình điều trị cho 6 bệnh nhân phong đầu tiên. Ông còn thành lập 11 phòng khám hàng tuần và thành lập 3 khu điều trị và phục hồi cho bệnh nhân phong và người tàn tật do căn bệnh này. Ông làm việc không mệt mỏi để làm cho bệnh nhân khỏi đau đớn, với chính mình tham dự với họ trong các phòng khám.

Để chứng minh quan niệm sai lầm rất phổ biến về bệnh dễ lây lan đến mức bắt tay cũng bị lây nhiễm, ông đã tự nhiễm vi khuẩn gây bệnh phong lấy từ một bệnh nhân. Từ năm 1949 - 1951, ông đã xây dựng một khuôn viên 250 ha, gồm hai bệnh viện, một trường đại học, một trại trẻ mồ côi và có cả lớp học dành cho người mù.

Baba Amte còn khởi xướng Phong trào Tự do Ấn Độ, tham gia vào hầu hết tất cả các phong trào lớn do Mahatma Gandhi lãnh đạo và tổ chức, bảo vệ các nhà lãnh đạo bị bỏ tù.